Gia vị hay hơn thuốc

Đăng ngày: 03/09/2019
Gia vị hay hơn thuốc

TTO – Nhiều loại gia vị rất giàu dược tính, “hóa giải” nhiều bệnh chứng. Đặc biệt có nhiều món tưởng chừng rất đơn giản lại có công dụng đặc trị được các bệnh như ngộ độc, cholesterol cao, viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận…

*** Error ***
Ngò gai, rau thơm là một số trong những loại gia vị thảo dược – Ảnh: T.T.D.

1. Thì là (fennel) có lá nhỏ hơn nhưng thân lại to hơn loại hay dùng nấu canh cá. Hạt fennel rất thơm, dùng ướp các món ăn, nấu nước dùng hay uống trà đều hấp dẫn cả. Nó cũng là một loại thảo dược tốt cho sức khỏe.

Lá thì là bổ thận, mạnh tỳ, tiêu trướng, chữa đau bụng, đau răng, làm giảm các cơn đau quặn do rối loạn đường tiết niệu như viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận và giúp cải thiện hoạt động của dạ dày, chữa rối loạn kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh… Cách dùng 60g dịch chiết lá thì là trộn chung với 15ml nước ép rau cần tây, chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa rối loạn tiêu hóa: ăn lá thì là nấu chín mỗi ngày giúp tiêu hóa tốt và chống táo bón. Với trẻ em, 1 – 2 muỗng nước sắc lá thì là trộn vào thức ăn sẽ phòng được chứng rối loạn tiêu hóa, giúp trẻ ngủ ngon giấc. Tinh dầu thì là được dùng trong trường hợp đầy bụng, nấc cụt, ợ chua thừa axit trong dạ dày và chứng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa. Chữa hơi thở hôi, nhai 5 – 10 hạt thì là mỗi ngày sẽ giúp hơi thở thơm tho.

Chữa cảm lạnh, viêm đường hô hấp: dùng khoảng 60g hạt chế trong nước sôi, lọc lấy nước hòa với mật ong, chia ba lần uống trong ngày.

Chữa mụn nhọt sưng tấy: giã nát lá thì là tươi thành khối nhão rồi đắp lên các mụn nhọt đã chín bị vỡ ra có máu. Có thể trộn chung một ít bột nghệ rồi đắp lên các chỗ ung loét có mủ, tác dụng làm lành rất nhanh.

Chữa giảm sưng và đau khớp: lấy lá thì là đun trong dầu vừng được điều chế thành một dạng thuốc dầu bôi vào nơi sưng và đau ở khớp sẽ giảm sưng, đau.

Chữa chứng mất ngủ: ăn canh rau thì là vào bữa tối hoặc hãm nước hạt thì là uống thay nước trước giờ ngủ, đêm sẽ ngủ ngon giấc…

2. Hạt ngò (mùi tàu) hay còn gọi là ngò gai là vị thuốc quý chữa được tới 10 loại bệnh thường gặp.

Trị hôi miệng: được xem là công dụng vô cùng tuyệt vời. Lấy 1 nắm mùi tàu đem sắc cùng vài hạt muối dùng để súc miệng nhiều lần trong ngày khi bị hôi miệng. Sau 5-6 ngày sẽ hết bệnh.

Chữa sốt nhẹ: lấy 30g mùi tàu, 50g thịt bò thái nhỏ nấu với 600ml nước, vài lát gừng tươi rồi cho thêm ít hạt tiêu, ăn nóng. Sau khi ăn phải đắp chăn kín mít cho ra mồ hôi sẽ hạ được sốt.

Trị kiết lỵ: đem sao vàng 1 nắm hạt mùi tàu sau đó tán nhỏ rồi pha uống, ngày 2 lần, mỗi lần 7-8g.

Trị đau bụng, tiêu chảy: sắc 20g mùi tàu tươi với vài củ sả, ít lá tía tô, lấy nước uống trong ngày.

Trị chứng đầy hơi: dùng 50g mùi tàu, cắt thành từng khúc khoảng 3-4cm sắc cùng vài củ gừng tươi đập giập và 400ml nước. Sắc lấy 200ml nước, chia 2 lần uống, mỗi lần cách nhau 3 giờ đồng hồ.

Ăn không tiêu: cây ngò rí, hay còn gọi là rau mùi, xưa nay vẫn thường làm rau thơm. Ở phương Tây thì hạt ngò khá thông dụng. Cũng như hạt thì là, đây là loại gia vị cần có trong tủ bếp. Sườn nướng hoặc gà nấu nấm nếu có hạt ngò thì độ thơm ngon sẽ tăng lên rất nhiều lần. Hạt ngò cũng trị chứng khó tiêu, cảm cúm, giải độc (đặc biệt nước hạt ngò có tác dụng giải độc thủy ngân tốt).

3. Quế hay được dùng như một loại thảo dược. Bột quế ướp thịt ngon và trộn vào yaourt cũng thơm. Những món nướng nên ướp chút bột quế vừa thơm, vừa lên màu hấp dẫn. Tác dụng của quế như giảm cholesterol. Các nghiên cứu kết luận rằng chỉ cần dùng nửa thìa quế trong bữa ăn hằng ngày có thể giúp giảm lượng cholesterol.

Giảm lượng đường máu, trị bệnh tiểu đường type 2, củng cố sức khỏe hệ tim mạch. Cho 1 lượng quế nhỏ khi chế biến đồ ăn rất tốt cho những người mắc bệnh động mạch vành và bệnh cao huyết áp.

Chống ung thư: quế có tác dụng khống chế sự sinh sôi của các tế bào ung thư. Ngoài ra, chất xơ và canxi trong quế giúp loại bỏ các dịch mật thừa, ngăn ngừa những ảnh hưởng không tốt với tế bào ruột, từ đó giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Ngừa sâu răng và sạch miệng, bổ não…

Điều trị sâu răng và hơi thở có mùi: chỉ cần nhai một mẩu quế nhỏ hay súc miệng với nước quế cũng giúp sạch miệng và mang lại hơi thở thơm tho.

Công dụng lạ từ lá lốt

Lá lốt được dùng làm rau ăn, gia vị. Theo Đông y, lá lốt có vị cay, mùi thơm nồng, tính ấm đi vào các kinh vị, tỳ, gan, mật, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau).

Cây lá lốt dùng cho các trường hợp đau bụng lạnh gây nôn thổ, tiêu chảy, hội chứng lỵ trên cơ địa hư hàn, đau đầu, đau răng, chán ăn đầy bụng, đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng…

BS HOÀNG XUÂN ĐẠI