Hiện nay, sầu riêng đang ngày càng được biết đến và ưa chuộng trên nhiều thị trường quốc tế. Theo báo cáo, quy mô thị trường sầu riêng toàn cầu đã đạt giá trị đến 17,6 tỷ USD vào năm 2018. Vậy điều gì đã tạo nên sức hút của loại trái cây này đến thế? Hãy cùng tìm hiểu về loại quả này nhé.
Sầu riêng được biết đến là một loại trái cây nhiệt đới, có nguồn gốc từ Đông Nam Á, nổi tiếng với biệt danh là “vua của các loại trái cây”. Ăn sầu riêng có thể mang lại một số lợi ích nhất định cho sức khỏe.
- Giới thiệu về sầu riêng
Sầu riêng thường có kích thước lớn, vỏ ngoài cứng và có nhiều gai nhọn bao phủ quanh vỏ. Sầu riêng có nhiều giống khác nhau: sầu riêng Thái (hay còn gọi là sầu riêng Monthong hay Dona), sầu riêng Musang King, sầu riêng chuồng bò, Ri6, Cái Mơn,…
Quả có thể dài tới 30cm và rộng khoảng 15cm, trọng lượng từ 1-3kg (tùy giống, có quả cá biệt nặng đến 8kg). Phần thịt (cơm sầu) có màu vàng xanh, vàng nhạt hoặc đỏ. Mùi vị của loại quả này có thể mang lại những phản ứng khác nhau ở mỗi người, từ “khó chịu” đến “nghiện”
- Giá trị dinh dưỡng của sầu riêng
Như đã được đề cập ở trên, sầu riêng là một loại quả rất bổ dưỡng. Trong 243 gram sầu sẽ cung cấp:
- Calo: 357
- Chất xơ: 9 gram
- Carb: 66 gram
- Chất béo: 13 gram
- Protein: 4 gram
- Vitamin B6: 38% của DV (giá trị dinh dưỡng hàng ngày)
- Vitamin C: 80% của DV
- Thiamine: 61% của DV
- Thành phần khác: niacin, đồng, magie, folate, kali, riboflavin mangan, kali,…
Qua bảng thành phần dinh dưỡng này, có thể thấy sầu riêng như một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, nó còn chứa các hợp chất thực vật có lợi như carotenoids, anthocyanin, polyphenol và flavonoid.
- Sầu riêng được sử dụng như thế nào?
Tương tự với lượng dinh dưỡng thì sầu riêng cũng có nhiều công dụng với cả phần thịt và hạt sầu riêng, tuy nhiên hạt cần phải được nấu chín trước khi sử dụng
Hương vị của sầu riêng được ví như sự trộn lẫn giữa các vị như hạnh nhân, tỏi, phô mai và caramel. Mùi của nó nồng đến nỗi bị cấm mang vào một số khách sạn và hệ thống giao thông công cộng ở Đông Nam Á
Các chế phẩm phổ biến từ loại trái cây này, bao gồm:
- Súp
- Nước ép
- Hạt sầu riêng luộc hoặc rang
- Kem, kẹo hoặc các món tráng miệng khác
- Món ăn phụ
Sầu riêng có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến cùng với một số nguyên liệu khác như gạo nếp.
Đặc biệt, vỏ sầu riêng cũng có thể ăn được giống như phần thịt và hạt nếu như được sử dụng một cách hợp lý. Vỏ sầu riêng có thể hầm canh cùng một vài loại thịt hay tẩm bột chiên cũng có hương vị rất đặc biệt và thơm ngon
- Các lợi ích sức khỏe của sầu riêng
Trong nền y học cổ truyền Malaysia, người ta đã sử dụng các bộ phận của cây sầu riêng để điều chế thành các phương thuốc chữa bệnh khác nhau như vàng da hoặc sốt cao
Trong các nghiên cứu đã chỉ ra một số lợi ích về sức khỏe mà sầu riêng mang lại:
- Ngăn ngừa bệnh tim
- Giảm nguy cơ mắc ung thư. Cụ thể, chiết suất từ trái sầu riêng có thể ngăn ngừa ung thư vú lan rộng
- Kiểm soát lượng đường trong máu
- Chống nhiễm trùng
- Chống lão hóa
- Hỗ trợ tiêu hóa
Tuy nhiên, khi ăn sầu riêng cũng có thể gây ra tác hại. Cụ thể, nếu bạn ăn sầu riêng kết hợp với rượu sẽ khiến nồng độ cồn trong máu bị tăng cao, gây ra các tình trạng như buồn nôn, nôn mửa, hoặc tim đập nhanh. Hơn nữa, ăn sầu riêng cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng, vấn đề ở dạ dày, tiêu chảy hoặc đầy hơi. Hạt sầu riêng có thể gây khó thở đối với một số người.
Nếu bạn đang trong quá trình giảm cân nên hạn chế ăn sầu riêng, bởi nó có chứa hàm lượng đường và chất béo khá cao